Vào một buổi sáng đẹp trời, bạn quyết định “trên chân” đôi giày mình yêu thích nhất, thế nhưng đến chiều lại nhận “một cú lừa” khi trời bắt đầu mưa tầm tã. Mối quan tâm lớn nhất của các sneakerhead là làm sao để “đứa con tinh thần” của mình không bị dính nước.
Không chỉ do dính mưa, cách làm sạch giày, bảo quản giày đúng cách trong môi trường ẩm ướt mùa mưa cũng dễ dẫn đến tình trạng ẩm mốc và hư hỏng.
Làm cách nào để “bảo vệ” đôi giày của bạn vẫn sạch sẽ, khô ráo và không bị xuống chất lượng trong thời tiết "hôm qua là nắng gắt, hôm nay là mưa giông"? Hãy cùng Giffan tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Lựa chọn giày dép đi mưa
Lựa chọn tối ưu nhất giày đi trời mưa là những đôi giày nhựa hoặc giày cao su. Mẫu giày đi mưa này không thấm nước và có độ bền cực cao. Bên cạnh đó, thiết kế basic của giày cũng có thể giúp bạn mix & match với bất cứ set đồ nào mà bạn muốn.
Giày nhựa thể thao vừa chống nước vừa bắt mắt
Nguồn ảnh: Caliva
Đối với các sneakerhead yêu thích vận động có thể lựa chọn giày chống nước từ các chất liệu Gore-Tex, Primeknit, và Rubber.
Một số cái tên bạn có thể thêm vào trong “checklist” của mình những ngày mưa là Adidas Terrex Agravic Flow Gore-Tex, Adidas Ultra Boost Waterproof, Nike Air Zoom Pegasus 37 Shield, ...
Đôi Terrex Agravic Flow Gore-Tex chất “bất chấp” mùa mưa
Nguồn ảnh: Adidas
2. Thêm một lớp bảo hộ cho giày
Nếu vẫn muốn đi các loại giày dễ thấm nước, bạn hãy sử dụng những “bảo bối” này để giúp giày được sạch đẹp mà bạn không cần phải trú mưa hay cởi giày và tháo chạy.
Xịt chống nước
Xịt chống nước có thể được dùng cho tất cả các loại giày thể thao và giày da như 1 lớp áo mưa phủ bên ngoài. Ngoài khả năng chống thấm, loại “bảo bối” này còn chống được bụi bẩn và đánh bóng cho giày, giúp bạn luôn fashionista những ngày mưa.
Lời khuyên của Giffan là hãy chọn những sản phẩm xịt chất lượng, dùng được lâu, chống thấm tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng giày.
Xịt chống nước SHOEBOY'S
Nguồn ảnh: Shopee
Ủng đi mưa
Nếu ngại mang theo chai xịt cồng kềnh, ủng đi mưa là lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Ưu điểm của “bảo bối” thứ 2 này là sự gọn nhẹ và có thể sử dụng lại nhiều lần giúp bạn tiết kiệm chi phí. Với sự đa dạng về mẫu mã và kích cỡ, bạn có thể yên tâm đi qua chỗ ngập nước mà không sợ nước tràn vào bên trong giày.
Ủng đi mưa có giá thành rẻ, có thể sử dụng nhiều lần
Nguồn ảnh: Pinterest
3. Vệ sinh khi giày bị ướt nước mưa
Làm sạch giày hay dùng các cách làm giày nhanh khô ngay sau khi đi mưa về bởi vì trong nước mưa có rất nhiều bụi bẩn, nếu để lâu sẽ gây ẩm mốc cho đôi sneaker của bạn.
Sau khi vệ sinh giày sạch sẽ, hãy đặt ở nơi thoáng mát để giày khô tự nhiên. Bạn sẽ “vô tình” khiến giày bị hỏng nếu hấp tấp muốn giày khô nhanh bằng cách dùng máy sấy đấy!
Những vết bẩn sẽ khó làm sạch khi để giày khô
4. Bảo quản tại nhà
Đặt giày ở những nơi có ánh sáng, khô ráo và thoáng mát vì trong môi trường độ ẩm cao ngày mưa, việc cất giày vào tủ kín sẽ dẫn đến tình trạng ẩm mốc. Mẹo nhỏ cho bạn là đặt một ít giấy báo khô hoặc túi hút ẩm sẽ ngăn không cho vi khuẩn “làm tổ” trong đôi giày.
Tủ đựng giày nên thông thoáng và khô ráo
Nguồn ảnh: Pinterest
5. Khử mùi giày
Việc mang giày lâu ngày sẽ tích tụ mồ hôi bên trong, đặc biệt là ở phần lót giày, gây mùi khó chịu. Trong những ngày mưa ẩm ướt, điều kiện môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và sinh sôi.
Vì vậy, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và tuổi thọ của giày, Giffan gợi ý cho bạn một số cách làm giày không bị hôi ngay tức khắc:
- Dùng bột baking soda rắc vào bên trong giày và để qua đêm.
- Dùng muối bỏ vào túi nilon, sau đó để trong lồng giày.
- Chà xát mặt trong của giày bằng một chiếc khăn được thấm giấm táo, sau đó đem giày đi phơi khô, bạn sẽ không còn cảm nhận bất kỳ mùi hương khó chịu nào nữa.
3 cách khử mùi giày đơn giản nhưng hiệu quả
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Tạm kết
Trên đây là 5 mẹo mà bạn có thể sử dụng để tự tin diện đồ với khẩu hiệu “thời trang đánh tan thời tiết” của gen Z. Nếu bạn có những mẹo hay ho khác, hãy bình luận bên dưới để chia sẻ với Giffan nhé!
Cris Nguyen
Th 6 13/01/2023
7 phút đọc