Bỏ túi bộ thuật ngữ dành cho những người “chơi” hệ Sneaker

Bỏ túi bộ thuật ngữ dành cho những người “chơi” hệ Sneaker

Lý Tú Nhã
Th 2 13/09/2021 37 phút đọc
Nội dung bài viết

Bạn có biết, "Kicks" là một cách gọi khác của Sneakers? Nếu bạn là một “lính mới” trong giới yêu giày hoặc đang có ý định tìm hiểu về lĩnh vực thú vị này thì ắt hẳn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trước khi đi "chinh chiến" cùng các sneakerhead gạo cội.

Để tìm hiểu về giày sneaker rõ ràng hơn thì dưới đây là một bộ “kicktionary" - từ điển giày sneaker giúp bạn thuận tiện tra cứu bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + F, sau đó điền từ/cụm từ bạn muốn biết vào ô phía trên bên phải trong cửa sổ. 

Để bắt đầu “vào ngành", điều đầu tiên cần làm là có vốn từ vựng cần thiết để tự tin trong giao tiếp. Cùng Giffan tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu kiến thức về giày qua các thuật ngữ cơ bản

Dưới đây là 4 nhóm thuật ngữ giày về: Cấu trúc, Dáng giày, các Công nghệ/Chất liệu và Một số tên riêng thường dùng cùng Giffan xem nhé! 

1. Thuật ngữ về cấu trúc giày 

Cấu tạo của một đôi sneaker

Cấu tạo của một đôi sneaker

- Aglet: Miếng kim loại hay nhựa bọc đầu dây giày.

- Deubré: Lace tags – mảnh kim loại hoặc nhựa đính kèm với dây giày như trong ảnh.

Lace tag được tặng kèm khi preorder đôi Biti's Hunter Street X Việt Max

Lace tag được tặng kèm khi preorder đôi Biti's Hunter Street X Việt Max

Nguồn ảnh: Biti's Hunter

- Cushion: Bộ đệm êm bên trong giày.

- Eyelets: Lỗ xỏ dây giày.

- Foxing: Lớp cao su được dán cố định có tác dụng trang trí hoặc gia cố cho giày.

- Heel: Gót giày.

Phần đế dán tem giúp giày có thêm những điểm nhấn riêng

Phần đế dán tem giúp giày có thêm những điểm nhấn riêng

Nguồn ảnh: Ananas

- Heel label: Tem gót.

- Insole: Đế trong - nằm ngay dưới bàn chân cách một lớp lót giày (socklining).

“MỘT

“MỘT" cặp lót giày cam, đi với giày màu nào cũng đẹp bất chấp

Nguồn ảnh: MỘT

- Last: Khuôn giày.

- Midsole: Đế giữa - lớp nằm giữa insole và outsole.

- Outsole: Đế ngoài -  lớp vật liệu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

- Quarter: Phần thân sau của giày.

- Socklining/sockliner: Miếng lót giày.

- Sole: Đế giày.

- Stitching: Đường khâu, đường chỉ may.

- Toe: Mũi giày

- Toebox: Phần da trên của mũi giày.

- Tongue: Lưỡi gà - là lớp chất liệu đệm giữa phần mũi giày và mu bàn chân.

- TPU: Miếng nhựa cứng giữ độ cứng cho đế trên giày bóng rổ.

- Traction: Vân đế - phần hoa văn của bề mặt đế ngoài tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Đôi AGI của thương hiệu RieNevan có vân đế Ziczac giúp tối ưu độ bám, chống trơn trượt

Đôi AGI của thương hiệu RieNevan có vân đế Ziczac giúp tối ưu độ bám, chống trơn trượt

Nguồn ảnh: RieNevan

- Upper: Toàn bộ phần thân trên của giày trừ đế giày bao gồm cả vật liệu, thiết kế, màu sắc, vòng đai hay thậm chí là cánh, …

- Vamp: Thân giày trước được tính từ phía sau mũi giày, đến xung quanh eyelet, tongue cho đến gần phần quarter.

- Wedge: Phần lót trong của gót giày. Ta thường thấy từ này trong cụm “wedge sneakers” – một dòng giày giấu gót cao dùng tăng chiều cao.

Các đôi wedge sneaker sẽ giúp bạn “hack

Các đôi wedge sneaker sẽ giúp bạn “hack" chiều cao đáng kể

Nguồn ảnh: Pinterest

2. Các dáng giày phổ biến

- High-top: Những đôi giày cổ cao hơn mắt cá chân.

Đôi Basas Bumper Gum - High Top - Black/Gum của thương hiệu Ananas

Đôi Basas Bumper Gum - High Top - Black/Gum của thương hiệu Ananas

Nguồn ảnh: Ananas

- Lows/Low-top: Ngược lại với high-top, đây là những đôi giày có cổ thấp hơn mắt cá chân.

Đôi C13 White Low-top DinCox

Đôi C13 White Low-top DinCox

Nguồn ảnh: DinCox

- Mids: Những đôi giày có chiều cao nằm giữa High-top và Low-top. 

Giày Biti's Hunter Street Mid-Top 2k20

Giày Biti's Hunter Street Mid-Top 2k20

Nguồn ảnh: Biti's Hunter

3. Thuật ngữ về Công nghệ/Chất liệu giày 

- AZG: Air Zoom Generation - sản phẩm có trang bị công nghệ Air Zoom của Nike, là công nghệ hỗ trợ tối đa cho việc phản hồi lực và tăng tốc cho từng hoạt động của bàn chân.

Các sợi đàn hồi được kéo căng nhanh chóng quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi bị nén mang lại cho Air Zoom khả năng phản hồi năng lượng linh hoạt. 

Công nghệ Air Zoom Generation - hỗ trợ phản hồi lực và tăng tốc cho từng hoạt động của bàn chân

Công nghệ Air Zoom Generation - hỗ trợ phản hồi lực và tăng tốc cho từng hoạt động của bàn chân

- Boost: Bộ đệm độc quyền của adidas chế tạo từ những hạt nhựa TPU được bơm không khí vào trong tạo ra cảm giác vừa linh hoạt vừa êm ái như đang chạy trên những đám mây nhỏ.

Boost là biểu tượng của sự hoàn trả năng lượng

Boost là biểu tượng của sự hoàn trả năng lượng

- Canvas: Một loại chất liệu có đặc tính siêu bền được dùng để may mặc thời trang như balo, túi xách hoặc giày, găng tay bảo hộ lao động.

Đôi New-life in canvas của MỘT

Đôi New-life in canvas của MỘT

Nguồn ảnh: MỘT

- Corduroy: Chất liệu vải nhung gân (nhung tăm) với các sợi nổi trên bề mặt. Corduroy có đặc tính bền, dễ vệ sinh, chịu được nhiệt độ cao và thấm nước rất tốt.

- Elephant Cord: Tên gọi khác của loại vải Corduroy sợi to (3-8 sợi/inch).

BST Urbas Corluray Pack của “Nhà Dứa

BST Urbas Corluray Pack của “Nhà Dứa" sử dụng chất liệu Elephant Cord

Nguồn ảnh: Ananas

- EVA: Hạt nhựa EVA là loại hạt nhựa được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất giày dép. Nhẹ là ưu điểm của loại đế này.

- EQT: Một loại công nghệ của adidas. EQT sử dụng Torsion giúp cho phần trước và sau của giày hoạt động tách biệt, hỗ trợ tiếp đất cho lòng bàn chân cũng như giúp chân không bị mỏi hoặc đau khi mang trong thời gian dài.

- Flyknit: Công nghệ áp dụng cho upper giày của Nike. Các sợi Flyknit được dệt nguyên khối, làm tinh giản hoá các đường may giúp tạo nên một thân giày nhẹ và ôm sát bàn chân giống như một đôi vớ.

- Flywire: Nike Flywire được phát triển bởi Nike, dùng trên phần thân giày Nike giúp giảm thiểu khối lượng và tăng cường hỗ trợ.

- Gum Sole: Các bộ đế nâu.

"Nền tảng" cao su màu Gum nguyên của phiên bản Track 6 Utility Gum Sole 

Nguồn ảnh: Ananas

- Hyperfuse: Hyperfuse là một tổ hợp gồm 3 vật liệu: vật liệu tổng hợp, lớp lưới và tấm TPU phủ ngoài được ép nhiệt. Công nghệ này khiến giày nhẹ và thoát khí tốt, giúp cho phần thân giày (upper) sự bền bỉ, thông thoáng mà vẫn chắc chắn.

- Icy: Đế giày màu trắng trong làm từ cao su.

Nike Air Force 1 React D/MS/X “White Ice” với bộ đế Icy hiếm có khó tìm

Nike Air Force 1 React D/MS/X “White Ice” với bộ đế Icy hiếm có khó tìm

Nguồn ảnh: Nike

- Joyride: Bộ đệm của nhà Nike sở hữu 4 túi bóng rải đều từ gót đến mũi giày, tăng độ đàn hồi, nhờ đó mang lại phản hồi đa hướng giúp hỗ trợ các chuyển động.

- LiteBounce: Công nghệ đến 2 lớp độc quyền dành riêng cho dòng giày running của Biti's Hunter. Công nghệ này mang đến sự êm ái cho lòng bàn chân, đồng thời phản hồi lực và tạo độ bám đường mạnh mẽ.

- Lite Flex: Bộ đế mới của Biti's Hunter tạo cảm giác nhẹ nhàng, đàn hồi hơn cho người mang.

- Lunarlon: Lunarlon lại được đánh giá là bộ đệm êm nhất, nhẹ nhất và có độ phản hồi nhanh nhất của Nike.

Bộ đế Lunarlon của nhà Nike

Bộ đế Lunarlon của nhà Nike

Nguồn ảnh: Sưu tầm

- Mesh: Công nghệ vải được Biti's ứng dụng trên các đôi Hunter. Vải Mesh nổi tiếng với ưu điểm nhẹ, chịu nhiệt và chịu lực, giúp tăng sự thông thoáng cho giày.

- Nike Flex: Từ “Flex” trong “Flexible” (dẻo dai). Bộ đệm này mang đặc trưng của sự dẻo dai, giúp người mang uyển chuyển hơn trong từng hoạt động.

- Nike Free: Công nghệ đánh dấu bước ngoặt trong thiết kế và sản xuất giày chạy bộ, thiết kế xẻ sâu theo chiều dọc và ngang trên đế giày hỗ trợ sự linh hoạt tối đa cho bàn chân.

- NRG: Energy – thuật ngữ chỉ về năng lượng hoàn trả của các công nghệ đế hiện nay (Bounce – Boost – Air – Cloud ...).

- Ortholite: Một thương hiệu lót giày nổi tiếng với đa dạng sản phẩm, được nhiều thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Biti's, ... sử dụng.

Phần đế lót được “chế tác

Phần đế lót được “chế tác" 2 lớp Ortholite và EVA giúp gia tăng sự êm ái của giày

Nguồn ảnh: Biti's Hunter

- Vulcanized: Chất liệu cao su lưu hóa được Ananas chọn làm loại giày sản xuất chủ yếu.

- 3M/3M Material: Reflective Material – thuật ngữ để chỉ chất liệu phản quang, lần đầu tiên được xuất hiện trên phần lưỡi gà của dòng Jordan 5 (Nike).

4. Một số tên riêng thường dùng

- AF1: Dòng giày Air Force 1 của Nike.

- ACG: All Conditions Gear - phân nhánh những sản phẩm đa mục đích của Nike với chất liệu thoải mái, bền bỉ và sử dụng trong mọi loại thời tiết (mưa, tuyết, ...), mọi địa hình.

- AM: Dòng giày Air Max của Nike.

- Ananas: Thương hiệu giày sneaker trẻ, mới nổi ở Việt Nam từ năm 2017

Cái tên Ananas mang nghĩa “quả dứa

Cái tên Ananas mang nghĩa “quả dứa" nổi lên trong cộng đồng sneakerholics như một hiện tượng giày

Nguồn ảnh: Ananas

- Basas: Là 1 dòng sản phẩm có kiểu dáng đơn giản của Ananas bới “bas” trong từ “basic” và “as” trong từ “Ananas”.

- Biti's: Là một thương hiệu lớn chuyên về sản xuất giày, dép tại Việt Nam.

- Hunter: Một dòng sản phẩm giày sneaker của Biti’s, dòng sản phẩm này đã mang đến “cú chuyển mình" ấn tượng cho thương hiệu Biti's.

- JB / J’s: Sản phẩm mang thương hiệu Air Jordan.

- Jumpman: Logo của thương hiệu Jordan, lấy cảm hứng từ “cú úp rổ" của huyền thoại Michael Jordan.

Biểu tượng nổi tiếng của Nike Jordan

Biểu tượng nổi tiếng của Nike Jordan

Nguồn ảnh: Sưu tầm

- MỘT: Thương hiệu giày “made-in-Vietnam" có những kiểu dáng đơn giản với tagline “MỘT đôi nguyên ngày".

- Nameless: Những sản phẩm đồng sáng tạo với các biểu tượng đương đại thuộc dòng giày Hunter của thương hiệu Biti's.

- NSW: Nike Sportswear - thương hiệu thời trang thể thao của Nike. Cạnh tranh trực tiếp với adidas Originals.

- RieNevan: Thương hiệu giày thể thao năng động của Việt Nam, mang đậm hơi thở đường phố và bản sắc văn hóa Việt.

- RR: Roshe Run - Một dòng giày chạy của Nike.

Mẫu Nike Roshe Two với dấu Swoosh in nổi “ton-sur-ton”

Mẫu Nike Roshe Two với dấu Swoosh in nổi “ton-sur-ton”

Nguồn ảnh: Amazon

- Swoosh: Logo của thương hiệu Nike. Được lấy ý tưởng từ đôi cánh của vị thần chiến thắng Nike, biểu tượng dấu phẩy hướng của thương hiệu này để lại được ấn tượng mạnh trong mắt khách hàng.

- TB: Team Basketball – đây là những mẫu dành cho các đội ở NCAA (Giải Bóng rổ Đại học vô địch Quốc gia Mỹ), sản xuất theo màu phù hợp với đồng phục.

- Yeezy: Dòng giày kết hợp giữa rapper Kanye West và adidas.

- Y-3: Thương hiệu được thành lập bởi sự hợp tác giữa nhà thiết kế Nhật Bản trứ danh Yohji Yamamoto và adidas.

Đôi Adidas Y-3 Kaiwa Black White

Đôi Adidas Y-3 Kaiwa Black White

Nguồn ảnh: Adidas

Tiếp theo Giffan sẽ tiếp tục chia sẻ về các thuật ngữ Sneaker về Giao dịch, Đặc điểm, tính chất và Size giày. Cùng đón xem bài viết tiếp theo nhé!

“Nạp” thêm thuật ngữ chuyên ngành từ điển giày  

1. Thuật ngữ về giao dịch

Auth: Authentic - Hàng chính hãng.

Bid: Hình thức mua qua đấu giá. Mỗi người mua sẽ trả giá cho đôi giày, người sở hữu cuối cùng là người trả giá cao nhất trong phiên đấu giá.

BIN: Buy It Now – Mức giá người bán sẵn sàng bán đôi giày đó ngay lập tức.

Camp-out: “Xếp lốt”/Cắm trại qua đêm để giữ chỗ mua sản phẩm mới ra mắt, thường là những đôi limited hoặc heat sneakers.

Fan cứng của Kanye West “camp” 80 tiếng để được trở thành 1 trong 33 người duy nhất được cầm trên tay đôi Kanye x Adidas Yeezy Boost 350

Fan cứng của Kanye West “camp” 80 tiếng để được trở thành 1 trong 33 người duy nhất được cầm trên tay đôi Kanye x Adidas Yeezy Boost 350

Nguồn: nzherald.co.nz

Cop: Mua giày.

Deal: Giày được bán ra với mức giá tốt, phải chăng.

Fake: Hàng " nhái" chất lượng thấp từ sản phẩm thật của nhà sản xuất chính gốc.

Flake: Chỉ những con người chuyên gia “bom” đơn sneaker.

Flip-flop: Tên gọi các fan hâm mộ cuồng nhiệt sneaker nhưng thường xuyên “lật mặt” như lật bánh tráng, thay đổi sở thích liên tục.

HMU: Hit Me Up - Người bán muốn người mua chủ động liên hệ với mình.

Hype: Chỉ việc 1 đôi giày trendy (xu hướng) có giá bán đội lên cao “ngất".

Hypebeast: Những người chơi và sưu tập các mẫu giày đẹp, hiếm và đắt tiền theo trend, không quan tâm giá cả.

Instacop: Mua một đôi giày mà không có kế hoạch từ trước.

LC: Legit Check - Kiểm tra mẫu giày có phải chính hãng hay không hoặc kiểm tra độ uy tín của người bán.

Low-ball: Chỉ những người đưa ra mức giá thấp đến mức không hợp lý.

LPU: Đôi giày gần nhất mà bạn mua.

OBO: Or Best Offer - Một thỏa thuận mua bán khiến 2 bên đều vui vẻ.

Pass: Bán lại giày.

Quickstrike: Phát hành nhanh mang tính ngẫu nhiên và có rất ít thông tin được công bố trước đó, những sản phẩm trong đợt quickstrike thường có số lượng cực kỳ giới hạn.

Raffle: Mua một món hàng thông qua hình thức bốc thăm.

Rep: Replica hay Rep 1:1 miêu tả các dòng sản phẩm được sao chép với mức độ tinh xảo cực cao, khó phân biệt với hàng thật.

Reseller: Là người chuyên mua lại giày bằng giá bán lẻ trực tiếp từ hãng sau đó bán lại với giá cao hơn.

Restock: Nhập lại những mặt hàng cũ.

Retailer: Nhà bán lẻ/Đại lý/Nhà phân phối có uy tín, hoặc được ủy quyền phân phối bởi nhãn hàng.

Decathlon là một trong những thương hiệu bán lẻ đồ thể thao uy tín tại Việt Nam

Decathlon là một trong những thương hiệu bán lẻ đồ thể thao uy tín tại Việt Nam

Nguồn: Trackify

S.O/H.O: Starting Offer/Highest Offer – Giá khởi điểm/Mức giá cao nhất.

Steal: Đôi giày được bán với mức giá còn hấp dẫn hơn cả Deal.

Testing Water: Người mua kiểm tra lại độ phù hợp của mức giá mình đưa ra với giá người bán kỳ vọng.

WTB: Want to Buy – Muốn mua.

WTS: Want to Sell – Muốn bán.

WTT: Want to Trade – Muốn trao đổi giày.

2. Đặc điểm, tính chất giày

Beater: Giày Beaters hay còn được gọi là giày “cày”, là những đôi giày bạn chọn để mang mỗi ngày đến bất kỳ nơi đâu và phù hợp với mọi kiểu thời tiết.

Đôi RN Casual: Triple Black là một đôi beater “đa-zi-năng

Đôi RN Casual: Triple Black là một đôi beater “đa-zi-năng" giúp bạn linh hoạt trong mọi hoạt động

Nguồn: RieNevan

Bespoke: Đôi giày độc nhất vô nhị, chỉ thiết kế riêng cho 1 người hoặc 1 nhóm người nào đó và có giá trị vô cùng đắt đỏ.

Boxfresh: Chỉ những đôi giày nguyên thủy, vẫn còn trong hộp.

B-Grade: Giày lỗi trong quá trình gia công, thường được bán giảm giá tại cửa hàng.

Colorway: là từ dùng để chỉ các phối màu của giày. Một số phối màu đặc trưng thường xuất hiện như “Bred”, “Knicks”, “Lakers”, “Red October”, …

6 phối màu bắt mắt của đôi vải Đời-thường giản dị, phù hợp với mọi phong cách

6 phối màu bắt mắt của đôi vải Đời-thường giản dị, phù hợp với mọi phong cách

Nguồn: MỘT

DS: Deadstock - tình trạng giày hoàn toàn mới, chưa hề được thử qua và đi kèm với đầy đủ phụ kiện.

Exclusive: Phiên bản giới hạn.

EXT: Extension - Phiên bản mở rộng.

Flaws: Sản phẩm có một số lỗi sản xuất như chỉ thừa, dư keo, hay một số chi tiết không đúng tiêu chuẩn.

Một đôi Biti's Hunter Nameless Edition đồng sáng tạo cùng NTK Nguyễn Công Trí lỗi chỉ thừa nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến tổng thể

Một đôi Biti's Hunter Nameless Edition đồng sáng tạo cùng NTK Nguyễn Công Trí lỗi chỉ thừa nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến tổng thể

Nguồn: Nara Nguyễn

Fresh: Mẫu giày mới ra mắt.

Fugazi/Fufu: Giày nhái.

Grail/Holy grail: Đôi giày mà nhiều người luôn mong muốn sở hữu, thường rất hiếm có và đắt giá.

GR: General Releases - Các mẫu giày được phát hành đại trà qua hình thức bán lẻ.

Heat: Những đôi giày độc lạ và hiếm.

Hyperstrike: Những mẫu giày cực hiếm được bán tại những điểm bán lẻ nhất định, hoàn toàn không thông báo trước.

LE: Limited Edition - chỉ những phiên bản giới hạn, không phát hành rộng rãi và khó mua được.

LS: Lifestyle - Phiên bản được thiết kế lại từ các mẫu giày (thường là Jordan Retro) theo hướng thời trang casual hơn mục đích chơi bóng trên sân.

NIB: New In Box - Cách gọi khác của DS, giày mới và có đủ phụ kiện, hộp và giấy lót kèm theo.

Đôi Biti’s Hunter “mới cóng" với thiết kế hộp ấn tượng khi hợp tác cùng Marvel

Nguồn: Biti's Hunter

NDS: Near Deadstock - Tương tự như các đôi VNDS, tuy nhiên độ mới không được bằng, nhưng nếu được spa/ vệ sinh lại thì có thể được coi là VNDS.

NFS: Not For Sale – giày không bán, thường dùng cho mục đích trưng bày hoặc tặng cho một số cá nhân đặc biệt.

Đôi Biti’s Hunter “mới cóng

Phiên bản Nike Air Force 1 x PEACEMINUSONE NFS dành riêng cho G-Dragon (Big Bang)

Nguồn: Hypebeast

NWT: New With Tag - Là giày mới đi kèm với phụ kiện, tag (mác sản phẩm), có thể không kèm theo hộp

OG: Những đôi giày nguyên bản, nguyên gốc, lần đầu được ra mắt. 

OG all/OG nothing: Giày kèm theo đầy đủ phụ kiện/Giày không còn phụ kiện, chỉ có 1 đôi giày.

PADS: Pass as Deadstock - Những đôi giày đã được thử 1 lần nhưng chưa sử dụng (chưa mang ra ngoài).

PE: Player Edition, chỉ những phiên bản giày dành riêng cho các vận động viên, các cầu thủ.

Một trong những màu dễ nhận biết nhất trong tất cả các CLB thể thao đại học của Mỹ là phối màu navy và vàng ngô của CLB Michigan Wolverines

Một trong những màu dễ nhận biết nhất trong tất cả các CLB thể thao đại học của Mỹ là phối màu navy và vàng ngô của CLB Michigan Wolverines

Nguồn: Sưu tầm

PRM: Premium - hàng chất lượng cao, cao cấp.

Prototype: Mục đích của những đôi giày này là dùng làm mẫu thử, tương tự như Sample là mẫu phát hành cho người nổi tiếng để quảng cáo, những đôi này đều được bán ra ngoài với giá rất cao.

Sample: Phiên bản giày mẫu, hoặc giày làm đặc biệt cho người nổi tiếng, dùng để quảng cáo, rất hiếm và có giá bán lại cao. 

SB: Skate Board - Giày trượt ván.

SE: Special Edition – phiên bản đặc biệt với những phụ kiện đi kèm theo hoặc được ra mắt trong một dịp đặc biệt nào đó.

Tonal: Dùng để chỉ những đôi giày với thiết kế đơn sắc.

Đôi Basas Mono Black NE “ton-sur-ton” từ trên xuống dưới dành cho các tín đồ yêu thích sắc đen cá tính

Đôi Basas Mono Black NE “ton-sur-ton” từ trên xuống dưới dành cho các tín đồ yêu thích sắc đen cá tính

Nguồn: Ananas

Unauthorized: Giày chưa qua kiểm soát chất lượng được đẩy ra ngoài bán, thường có tỷ lệ fake khá cao.

VNDS: Very Near Deadstock - Giày được mang trong thời gian ngắn, hoàn toàn mới, đi kèm với đầy đủ phụ kiện

3. Thuật ngữ về kích cỡ giày

FSR: Full Size Run – Giày được phát hành đủ size.

GS: Grade school - Size dành cho học sinh tiểu học, cấp 2 của Nike.

J: Hệ size Junior của Adidas, tương đương Youth của Nike.

PS: Pre-school - những đôi giày dành cho em bé của Nike.

Run A Haft Size Bigger/ Smaller: Nên mua giày với size lớn hơn 1/2 hoặc nhỏ hơn 1/2 size chân bạn thường mang.

Size run: Khoảng size.

True Size/ Fit Size: Những đôi giày nên mua đúng size chân bạn thường hay đi.

1-7Y: Youth size - Size dành cho thanh thiếu niên của Nike.

4. Một số thuật ngữ khác

Kicks: Một cách gọi khác của sneaker. Gọi là kicks thì nghe có vẻ giống dân chuyên trong ngành hơn đấy nhé!

Sneakerhead: Những người yêu giày.

#KOTD: Kicks of the day – Sneakers của ngày hôm nay.

#WOMFT: What on my feet today – Hôm nay tôi sẽ mang gì?

#WDYWT: What do you wear today – Hôm nay bạn sẽ mặc gì?

Tạm kết

Mỗi lĩnh vực, mỗi nền văn hóa sẽ có những thuật ngữ riêng và “văn hóa sát mặt đất” này cũng không ngoại lệ. Người mới bắt đầu gia nhập sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước các thuật ngữ sneakerhead mà hầu hết dân “chơi" giày lâu ngày đã nằm lòng. 

Hy vọng bộ “kicktionary” trên sẽ mang đến cho các tín đồ sneaker những kiến thức thực sự hữu ích để áp dụng trong thực chiến.

Bạn còn những thuật ngữ về sneaker nào muốn được giải đáp không? Hãy bình luận cho Giffan và mọi người cùng biết nhé!

 

 

Viết bình luận của bạn
Bỏ túi 4 cách xếp giày vào hành lý mang đi “khắp thế giới”

Bỏ túi 4 cách xếp giày vào hành lý mang đi “khắp thế giới”

Th 3 21/02/2023 7 phút đọc

Làm sao để gấp những đôi giày vừa gọn vừa không bị mất thời gian xếp ra xếp vào nhiều lần khi du lịch? Giày là... Đọc tiếp

Top 4 sai lầm khi vệ sinh tẩy vết ố giày mà bạn không nên mắc phải

Top 4 sai lầm khi vệ sinh tẩy vết ố giày mà bạn không nên mắc phải

Th 2 20/02/2023 18 phút đọc

Đã bao giờ bạn thắc mắc, tại sao bạn thường xuyên vệ sinh giày nhưng giày nhanh xỉn màu, thậm chí hỏng? Tác nhân khiến cho... Đọc tiếp

Hướng dẫn cách đo size giày chuẩn không cần chỉnh

Hướng dẫn cách đo size giày chuẩn không cần chỉnh

Th 7 04/02/2023 8 phút đọc

Làm sao để lựa chọn một đôi sneaker vừa vặn với đôi chân của mình? Đó là “cơn đau đầu” của gen Z mỗi khi mua... Đọc tiếp

Top 11 cách “sống ảo” cùng sneaker trên Instagram

Top 11 cách “sống ảo” cùng sneaker trên Instagram

Th 2 30/01/2023 13 phút đọc

Trong nhịp sống hiện đại, Instagram đã dần trở thành “lãnh thổ” để các bạn trẻ tự do bộc lộ cá tính qua những bài đăng... Đọc tiếp

Nội dung bài viết